Có nhiều nhà hàng rất kì lạ, điển hình như nhà hàng sau đây, nó cũng chính là tạo điểm nhấn ,thu hút đối với những vị khách.
Nhà hàng này nằm nép mình ở trung tâm thành phố Madrid, Tây Ban Nha, là một trong những nhà hàng yêu thích của cố nhà văn người Mỹ nổi tiếng Ernest Hemingway.
Theo Dân trí, thành lập vào năm 1725, nhà hàng do đầu bếp người Pháp Jean Botín và vợ gây dựng nên. Thoạt đầu, người chủ mở ra quán trọ, nhưng sau đó đôi vợ chồng ông Jean Botín đã chuyển đổi thành hàng ăn.
Nhà hàng được thiết kế theo phong cách quán rượu truyền thống của Tây Ban Nha.
Do cặp vợ chồng không có con, nên sau khi họ qua đời, nhà hàng được kế truyền cho người cháu trai của bà Botin tiếp quản. Kể từ đó, nhà hàng lấy tên là “Sobrino de Botin” (Tạm dịch: Cháu trai của Botin) và giữ cái tên cũ cho tới nay. Hiện nhà hàng đang điều hành bởi thế hệ thứ 3 của gia đình.
Nhà hàng hiện gồm 4 tầng, mang phong cách của một quán rượu truyền thống kiểu Tây Ban Nha, với 3 phòng ăn chính, gồm phòng Bodega, phòng Castilla và phòng Felipe IV.
Ngày nay, Sobrino de Botin vẫn thu hút khách nườm nượp nhờ những món ăn vùng Castilla mộc mạc, trong đó, hấp dẫn hơn cả là món “cochinillo asado” (lợn sữa quay) với tuổi đời gần 300 năm và món “cordero asado” (thịt cừu nướng).
Hàng tuần, nhà hàng nhận lợn sữa từ vùng Segovia và cừu ở Sepúlveda khoảng 3, 4 lần. Cả cừu và lợn đều nướng trong lò đốt bằng gỗ nguyên bản, có tuổi đời gần 300 năm và làm từ gang.
Với kiểu nướng truyền thống này, món lợn sữa quay có lớp da giòn tan bên ngoài, còn phần thịt mềm ngọt lừ bên trong, ăn kèm khoai tây nướng.
“Công thức nấu ăn của chúng tôi có từ lâu đời và đến nay đầu bếp vẫn trung thành với truyền thống cũ”, ông Luis Javier Sanchez, phó quản lý nhà hàng, chia sẻ.
Cố nhà văn Mỹ nổi tiếng Hemingway từng là khách hàng quen thuộc ở nhà hàng. Ông đặc biệt yêu thích món lợn sữa quay và từng nhắc tới tên món này trong cuốn tiểu thuyết “Mặt trời mọc của mình”.
Ngoài việc thưởng thức những món ăn truyền thống của “xứ sở bò tót”, thực khách còn có cơ hội xem những buổi trình diễn ca nhạc miễn phí trong nhà hàng.
Nhà hàng Nhật đun đi đun lại nồi nước dùng suốt 74 năm
Dù biết nồi nước dùng của một nhà hàng tại Tokyo được đun đi đun lại qua hàng chục năm, thực khách vẫn đổ xô đến ăn.
Theo VnExpress, với lịch sử hơn 100 năm, Otafuku là quán oden lâu đời bậc nhất Tokyo. Nhà hàng này mở cửa từ thời Minh Trị (1868 – 1912), nhưng đầu bếp không bao giờ đổ nồi nước dùng đi. Thay vào đó, họ sẽ trút nước dùng ra để vệ sinh nồi đồng sạch sẽ vào mỗi đêm. Sau đó, họ sẽ đổ lại số nước hầm đó vào nồi, đậy nắp để đến sáng hôm sau. Phần nước này cũng không được bảo quản lạnh. Ngày hôm sau, đầu bếp đun nóng nồi nước cùng thực phẩm tươi mới. Tới nay, nhà hàng vẫn dùng nồi nước hầm từ năm 1945, do chiếc nồi đồng nguyên bản bị mất vào năm đó.
Oden là món ăn truyền thống được yêu thích trong mùa đông giá rét của người Nhật. Nó gần giống lẩu nhưng cách chế biến lại tương tự món hầm. Nguyên liệu gồm củ cải trắng, trứng gà, đậu phụ, các loại chả cá…. Tùy từng địa phương, đầu bếp chế biến có thể cho thêm bạch tuộc, gân bò…
Tuy nhiên, oden ngon tới đâu nằm ở tuyệt kỹ nấu nước dùng dashi – nấu từ tảo bẹ kombu, cá bào hana katsuo và nước tương lạt ushukuchi… Chuyện đun đi đun lại một nồi nước qua nhiều năm không phải là điều hiếm thấy ở xứ sở hoa anh đào, nhiều nhà hàng oden đã cố gắng bảo quản nước dùng càng lâu càng tốt.
Thực ra, nước dùng có thể giữ hương vị đậm đà nếu đầu bếp biết cách bảo quản. Một số nhà hàng ở Trung Quốc cũng khẳng định họ sở hữu nồi nước dùng được bảo quản qua hàng trăm năm, từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên, thông tin này chưa được kiểm chứng, nhưng nồi nước ở Otafuku thì được ghi chép lại rõ ràng.
Xem thêm : Nhà hàng Osaka Hải Dương Lắp Đặt Chuông Gọi Nhân Viên Không Dây