Đôi bàn tay của các bác sĩ đều rất giỏi, giúp nhiều bệnh nhân , cứu được nhiều người. Bạn có thể tưởng tượng được điều đó qua vô số thông tin báo đài.
Đó là bệnh nhân N.T.L (48 tuổi, Hải Dương), có tiền sử phẫu thuật thay van 2 lá nhân tạo cơ học cách 2 năm. Sau phẫu thuật, người bệnh vẫn đi khám định kỳ. Tuy nhiên do tình hình dịch Covid-19, nên kể từ tháng 1-2020, chị N.T.L không tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm đông máu. Cách đây 10 ngày, chị N.T.L xuất hiện cơn đau ngực trái, khó thở.
Chị nhập viện trong tình trạng mạch nhanh, huyết động bắt đầu rối loạn, khó thở NYHA II- III, xét nghiệm chỉ số chống đông (INR) thấp hơn đích điều trị. Song song với việc xét nghiệm đông máu, rất nhanh chóng người bệnh được siêu âm tim và các bác sĩ đã chẩn đoán chị bị kẹt một cánh van nhân tạo cơ học. Các bác sĩ cho biết, dấu hiệu trên của chị N.T.L là hậu quả của việc không đi thăm khám và không được điều chỉnh liều thuốc chống đông máu thường xuyên.
Nghi ngờ tình trạng bệnh xảy ra do khối máu đông mới hình thành, các bác sĩ Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiến hành siêu âm tim qua thực quản cấp cứu nhằm đánh giá tình trạng van và khẳng định chẩn đoán kẹt van nhân tạo do huyết khối mới hình thành. Qua hội chẩn toàn khoa, các bác sĩ quyết định dùng thuốc tiêu huyết khối cho người bệnh theo phác đồ. Trong quá trình dùng thuốc chị N.T.L được theo dõi sát tình trạng tri giác, huyết động và siêu âm tim đánh giá 30 phút/lần. Sau khi được điều trị, tình trạng người bệnh dần ổn định, kết quả siêu âm cuối cùng cho thấy 2 cánh van đều đóng mở tốt và không quan sát thấy huyết khối nữa.
Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khám bệnh cho bệnh nhân N.T.L. |
PGS, TS Nguyễn Hữu Ước, Giám đốc Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực cho biết: Chống chỉ định sử dụng thuốc tiêu huyết khối khi người bệnh có dấu hiệu chảy máu ở bất kỳ đâu trên cơ thể, nó có thể gây xuất huyết ở những vùng khác và đặc biệt nguy hiểm là xuất huyết não. Rất may, chị L không có chống chỉ định với thuốc tiêu huyết khối vì vậy sau khi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, chị đã được các bác sĩ can thiệp kịp thời. Nếu để lâu, người bệnh sẽ bị kẹt cứng cả 2 cánh van dẫn tới tử vong hoặc suy tim cấp dẫn tới nguy cơ tử vong. Ngoài ra, trường hợp huyết khối bám vào cánh van bị vỡ, một mảnh trôi đi sẽ có thể gây ra tắc mạch máu khắp nơi đặc biệt là mạch máu não.
Nhập viện cùng ngày với chị N.T.L là một bệnh nhân nam 46 tuổi đến từ Hà Tĩnh có tiền sử phẫu thuật thay van cơ học cách đây 11 năm. Trái với trường hợp chị N.T.L có tiền sử 2 năm và ít kinh nghiệm, nam bệnh nhân này đã quen thuộc với việc đi khám và chỉnh chống đông trong suốt 11 năm qua. Tuy nhiên, anh cũng gặp phải tình trạng kẹt van nhân tạo do huyết khối.
Cách đây 2 ngày, anh nhập bệnh viện tỉnh với biểu hiện ho nhiều, khó thở. Sau khi được chẩn đoán nghi kẹt van 2 lá cơ học tại địa phương, anh được chuyển lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để điều trị. Tại đây, bệnh nhân đã khó thở nhiều, mạch nhanh, huyết áp tụt, siêu âm tim thấy kẹt cứng một cánh van 2 lá cơ học. Ngay trong đêm tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ đã tiến hành siêu âm qua thực quản, đánh giá kẹt van do huyết khối mới, thông qua hội chẩn quyết định sử dụng thuốc tiêu huyết khối, được đánh giá siêu âm 30 phút / 1lần. Qua siêu âm thấy cánh van đóng mở tốt hơn, độ chênh áp lực qua van giảm dần đi, người bệnh dễ chịu hơn và cuối cùng khi dùng hết thuốc, cánh van mở hoàn toàn tốt, không còn thấy huyết khối.
Với phương tiện chẩn đoán tiên tiến, kỹ thuật hiện đại và đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, người bệnh nhập viện trong tình trạng kẹt van nhân tạo do huyết khối đã được cấp cứu kịp thời bằng các biện pháp siêu âm tim, siêu âm qua thực quản, hồi sức tim mạch. Các bác sĩ đã nhanh chóng phân biệt được huyết khối cũ và mới để kịp thời đưa ra quyết định sử dụng thuốc tiêu huyết khối, bởi nếu là huyết khối cũ thì không có chỉ định dùng tiêu huyết khối nữa
Bạn hãy biết thêm về : hệ thống chuông gọi y tá tại bệnh viện Thu Cúc, các bệnh lớn sẽ đều cần đến thiết bị này đấy nhé.