Theo ghi nhận từ chuyên gia nghiên cứu thị trường bất động sản Long Phát, dù trong thời điểm được coi là thừa cung nhưng thị trường bất động sản vẫn không hề “dễ mua” với nhiều người. Bởi lẽ, tìm được một khu đô thị mới đã sẵn sàng cả về cơ sở vật chất lẫn hạ tầng xã hội đầy đủ toàn diện với những tiện ích tối thiểu như trường học, bệnh viện, trung tâm mua sắm… không hề đơn giản.
Giải mã những dự án thành công
Gia đình anh Tuấn mua nhà ở một dự án tại Hà Đông. Đến thời hạn bàn giao nhà, chìa khoá đã trao tay, thế nhưng gia đình anh vẫn phải tiếp tục cuộc sống ở nhà thuê chỉ vì chủ đầu tư mới chỉ hoàn thành xong nhà, còn toàn bộ xung quanh là “đồng không mông quạnh”. Đây không phải là trường hợp hy hữu mà là hiện trạng đang xảy ra ở rất nhiều dự án đô thị. Nguyên nhân là chủ đầu tư chỉ tập trung xây nhà mà không quan tâm và cũng không đủ năng lực để hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng cơ bản cho cư dân.
Chuyên gia bất động sản Địa Ốc Long Phát cho biết, đó cũng là tình cảnh của nhiều người và khi thị trường BĐS “đóng băng”, những dự án kiểu đó càng trở nên khó khăn. Thế nhưng, dù trong giai đoạn trầm lắng nhất của BĐS vẫn có những dự án không hề nguội lạnh và không khó để nhìn ra bí quyết thành công của họ. Đơn cử như Tập đoàn Vingroup với các khu đô thị đầy sức thu hút hiện nay như Vincom Village, Royal City, Times City…
“Bí quyết” thành công cũng như sức hút của các dự án của tập đoàn này chính là sự hoàn thiện toàn bộ cơ sở hạ tầng và cung cấp đầy đủ các tiện ích cho cư dân. Nếu ở Vincom Village có TTTM, vườn BQQ, hệ thống phức hợp thể thao quy mô thì tại Royal City có siêu TTTM ngầm lớn nhất Đông Nam Á Vincom Mega Mall Royal City với sân trượt băng trong nhà đầu tiên, công viên nước trong nhà đầu tiên Việt Nam; dự án Times City có Thủy Cung, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec… Mới đây nhất, Vingroup vừa ra mắt thương hiệu giáo dục – Vinschool đã tiếp tục “trang bị” thêm cho mình lợi thế cạnh tranh trên thị trường bất động sản.
Chiến lược “đầu tư cho tương lai” với Vinschool
Ngoài những dòng thương hiệu chiến lược phục vụ mục tiêu kinh doanh, Vingroup đã và đang triển khai tiếp những dòng thương hiệu chiến lược mang tính an sinh xã hội như y tế (Vinmec) – giáo dục (Vinschool). Đặc biệt với Vinschool, Vingroup hoàn toàn không đặt ra mục tiêu lợi nhuận, vì vậy Vingroup đã xây dựng ra một mức học phí hợp lý, cùng với nhiều chương trình phúc lợi giáo dục như Quỹ học bổng tài năng Vingroup với nguồn kinh phí lớn.
Là hệ thống giáo dục liên cấp từ mầm non đến cấp trung học phổ thông, Vinschool xây dựng triết lý giáo dục vì sự phát triển toàn diện của học sinh ngay từ những năm đầu đời. Mặc dù nhiều ưu việt nổi trội nhưng học phí của trường lại phù hợp với thu nhập bình quân hiện nay. Điển hình như trường mầm non Vinschool sẽ khai giảng trong năm 2013 có tổng chi phí trung bình chỉ từ 2,5 triệu – 3 triệu đồng/tháng/em.
Chia sẻ về chiến lược mới này, ông Lê Khắc Hiệp – Phó Chủ tịch tập đoàn Vingroup cho biết: “Bên cạnh những thành công rõ nét từ các mảng đầu tư bất động sản, du lịch, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp, Vinschool sẽ hoàn thiện mô hình Khu đô thị tiêu chuẩn do Vingroup phát triển. Luôn đem đến cho cư dân hạ tầng dịch vụ đầy đủ nhất chính là điều làm nên sức mạnh cạnh tranh của Vingroup!”.
Đó cũng chính là bí quyết để các dự án BĐS của tập đoàn này luôn “giữ giá” và thành công ngay cả trong thời gian khó khăn nhất của thị trường.